Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá

 Theo đó việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm thực hiện Nghị quyết 01 ngày 3-1-2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Thực tế trong năm 2014, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến khá ổn định.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng từ ngày 7-1-2015 từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD.


Việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm thực hiện Nghị quyết 01 ngày 3-1-2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Theo đó, NHNN có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..., điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ.


Thực tế trong năm 2014, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến khá ổn định, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1%, thị trường hoạt động thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, NHNN tiếp tục mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đây chính là kết quả của việc NHNN triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối cùng với cam kết của NHNN về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong năm 2014, góp phần củng cố niềm tin vào đồng Việt Nam.


Sau hơn 6 tháng duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 21.246 VND/USD, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ. NHNN sẽ đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới.

Xem thêm:  Lãi suất ngân hàng với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở trong năm 2015 là 5%

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Lãi suất cho vay giảm chậm cuối năm

Trần lãi suất được điều chỉnh giảm thêm 0,5%/năm là động lực để các ngân hàng giảm lãi suất đầu ra, song xem ra doanh nghiệp cũng không hào hứng trước thông tin này vì cho rằng, vốn rẻ chỉ dành cho doanh nghiệp tốt, trong khi các doanh nghiệp này lại không có nhu cầu, do sức tiêu thụ thị trường yếu.


Đầu vào giảm mạnh

Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức điều chỉnh trần lãi suất về 5,5%/năm, các ngân hàng thương mại đã nhanh chóng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. Lãi suất kỳ hạn dài nhất cũng chỉ ở mức 7%/năm, so với 8%/năm trước đây.

Một số ngân hàng thương mại như Techcombank, VIB, ABBank, Sacombank, BacABank, MB vừa giảm tiếp lãi suất huy động từ 0,1 - 0,3%/năm ở các kỳ hạn. Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8 -1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,7 - 6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng lãi suất ở mức 6,8 - 7,5%/năm. Với USD, lãi suất huy động chỉ 0,75%/năm đối với tiền gửi của dân cư và ở mức 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức.

Theo NHNN, mặt bằng lãi suất huy động VND giảm 0,1 - 0,5%/năm so với thời điểm trước khi điều chỉnh trần lãi suất, nhưng nguồn tiền tiết kiệm vẫn chảy mạnh vào ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các ngân hàng đều cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt trong những tháng cuối năm.

Lãnh đạo các nhà băng cho rằng, dù lãi suất đã xuống thấp, nhưng nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng vẫn lớn, bởi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, trong bối cảnh thị trường vàng ảm đạm và giá liên tục giảm, thị trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro, trong khi bất động sản chưa thực sự phục hồi.

“Lãi suất tiết kiệm được điều chỉnh giảm, song nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng vẫn không giảm, thậm chí còn tăng”, đại diện Techcombank nói và cho biết thêm, xu hướng của khách hàng hiện nay là lựa chọn gửi kỳ hạn dài nhiều hơn so là kỳ hạn ngắn.

Tổng giám đốc một ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam nhận định, trước bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc và trầm lắng, lãi suất tiết kiệm 5,5%/năm vẫn được nhiều người lựa chọn. Vì thế, nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng tăng và thực tế cho thấy, tổng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng đều trong những tháng qua. Huy động vốn toàn ngành ngân hàng tính đến ngày 27/11 tăng 13,33% so với cuối năm 2013. Trong đó, huy động vốn VND tăng 14,74%, chủ yếu ở khu vực dân cư.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng liên tục tung ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi. Chẳng hạn, OceanBank triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, lãi suất 6,99%/năm trong 3 tháng đầu dành cho doanh nghiệp từ nay đến hết tháng 3/2015; NCB dành 980 tỷ đồng cho vay ngắn hạn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất ngắn hạn 6,5%/năm, trung hạn tối đa 9,5 - 11%/năm; Sacombank tham gia chương trình bình ổn thị trường 2014 của UBND TP. HCM và Sở Công thương triển khai nguồn vốn ưu đãi 1.500 tỷ đồng dành cho đối tượng là doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường và nhà cung ứng, lãi suất 5,5%/năm…; lãi suất 7%/năm là ưu đãi của Ngân hàng ACB dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay dịp cuối năm 2014 và đón mùa kinh doanh lễ Tết 2015.

Đầu ra vẫn nhỏ giọt

Theo thông tin từ NHNN TP. HCM cho biết, đến cuối tháng 12/2014, mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3%/năm so với cuối năm 2013. Lãi suất của các khoản vay cũ được các TCTD tích cực giảm. Cụ thể, đến cuối 2014, không còn dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm. Dư nợ có lãi suất cho vay trên 13%/năm ước chiếm 15% tổng dư nợ cho vay bằng VND.  Dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố ước đến cuối 2014, ước tăng 11%, thấp hơn 1% so với chỉ tiêu đề ra.

Tuy nhiên, theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vốn rẻ ngân hàng chỉ tìm đến những doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt.

Đại diện một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và kinh doanh gia súc, gia cầm (quận 12, TP. HCM) cho biết, để tiếp cận được nguồn vốn bình ổn thị trường lãi suất 5,5%/năm hiện nay là điều quá khó khăn đối với công ty, cho dù đơn vị này đang kinh doanh mặt hàng bình ổn.

Đồng quan điểm, Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mỹ nghệ cho rằng, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp hiện nay rất yếu, dẫn đến việc dòng vốn được các ngân hàng tập trung nhiều vào kênh trái phiếu…, trong khi đó, để tiếp cận được nguồn vốn rẻ như công bố từ phía các ngân hàng là điều rất khó đối với doanh nghiệp khi tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng tăng hiện nay.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, cho đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn Thành phố còn gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận gói vốn 30.000 tỷ đồng hỗ trợ bất động sản, kể cả với doanh nghiệp triển khai dự án nhà ở xã hội. Thế nhưng, để vay vốn của các ngân hàng thương mại triển khai, hoàn tất dự án, theo ông Châu, áp lực lãi suất đối với các doanh nghiệp này là không nhỏ, bởi nguồn vốn bất động sản chủ yếu là vốn trung, dài hạn, trong khi với loại tín dụng này, mức lãi suất phổ biến của ngân hàng hiện khoảng 12 - 13%/năm.

“Mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7 - 8%/năm, vốn trung và dài hạn ở mức 10 - 12%/năm, nhưng mức lại suất này cũng chỉ được ngân hàng áp dụng cho doanh nghiệp sức khỏe tốt, trong khi, các doanh nghiệp này không có nhu cầu vay”, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan nói và cho rằng, doanh nghiệp lớn hiện không còn khó khăn tiếp cận vốn vay cũng như áp lực lãi suất đã giảm nhiều so với trước. Tuy nhiên, thực tế thị trường cho thấy, không phải nhu cầu vốn doanh nghiệp giảm vì lãi suất, mà cái khó đó chính là sức tiêu thụ của thị trường chưa được cải thiện, khiến tồn kho vẫn tăng.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Vay vốn ngân hàng HSBC hình thức vay thế chấp sổ đỏ

Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương". Với dịch vụ Vay Thế Chấp Bất Động Sản của HSBC, Quý khách có thể tiếp cận ngay nguồn vốn để thực hiện những kế hoạch lớn cho bản thân và gia đình.

Điều kiện vay vốn của ngân hàng HSBC


  1. Công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều.
  2. Tuổi từ 18 đến 65
  3. Thu nhập tối thiểu 10.000.000 VNĐ mỗi tháng
  4. Giá trị nhà theo định giá tối thiểu 800.000.000 VND

Thủ tục vay vốn ngân hàng HSBC


  1. Đơn Đăng Ký Vay (bản chính)
  2. CMND (bản sao có công chứng hoặc mang bản chính đến Ngân hàng HSBC để đối chiếu, không quá 15 năm kể từ ngày cấp, các thông tin và hình ảnh còn rõ ràng)
  3. Hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc mang bản chính đến Ngân hàng HSBC để đối chiếu) hoặc Giấy đăng ký tạm trú.
  4. Giấy xác nhận độc thân/ Giấy đăng ký kết hôn
  5. Giấy tờ chứng minh thu nhập
  6. Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà định mua và hợp đồng mua bán (bản sao).

Tiện ích của hình thức vay thế chấp sổ đỏ của ngân hàng HSBC


  1. Thủ tục Vay thật đơn giản và nhanh gọn cùng lãi suất cạnh tranh
  2. Khoản vay lên đến 60% giá trị thẩm định tài sản
  3. Thời hạn vay dài lên đến 15 năm
  4. Trả lãi ít hơn với phương pháp tính lãi theo số dư nợ giảm dần

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Thủ tục vay vốn ngân hàng có thế chấp và không thế chấp


Có rất nhiều hình thức vay vốn khác nhau, bao gồm vay thế chấp, vay tín chấp, vay mua nhà, mua ô tô, vay du học...Mỗi hình thức vay đều có điều kiện vay và thủ tục vay vốn khác nhau, chúng tôi chỉ đề xuất giới thiệu thủ tục vay vốn ngân hàng cho 2 hình thức vay vốn là vay thế chấp và vay không cần thế chấp tài sản.

Vay thế chấp sổ đỏ và những thủ tục vay vốn của các ngân hàng


Thủ tục vay vốn ngân hàng TNHH một thành viên HSBC: Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương".

  • Thủ tục vay vốn bao gồm đơn Đăng Ký Vay (bản chính)
  • CMND (bản sao có công chứng hoặc mang bản chính đến Ngân hàng HSBC để đối chiếu, không quá 15 năm kể từ ngày cấp, các thông tin và hình ảnh còn rõ ràng)
  • Hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc mang bản chính đến Ngân hàng HSBC để đối chiếu) hoặc Giấy đăng ký tạm trú.
  • Giấy xác nhận độc thân/ Giấy đăng ký kết hôn
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà định mua và hợp đồng mua bán (bản sao)

Thủ tục vay vốn ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank): Được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro.

  • Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn (theo mẫu của Ngân hàng).
  • Giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng.
  • Hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ như Hợp đồng lao động, Giấy xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, Hợp đồng cho thuê xe, Hồ sơ nhà đất khác
  • Hợp đồng mua nhà, đất.
  • Hồ sơ tài sản bảo đảm.
  • Các hồ sơ khác theo quy định của Ngân hàng.

Thủ tục vay vốn ngân hàng Techcombank: Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011).


  • Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của Techcombank)
  • Hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú
  • CMND/Hộ chiếu
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh
  • Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có)

Thủ tục vay vốn ngân hàng ANZ: Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 với tám chi nhánh và phòng giao dịch ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Cần Thơ, ANZ cung cấp các dịch vụ ngân hàng có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn – từ các sản phẩm Tài chính cá nhân tới các giải pháp Tài chính doanh nghiệp tiên tiến. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp mạng lại dịch vụ khách hàng tiêu chuẩn thế giới để cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho các nhu cầu tài chính cá nhân cũng như công việc kinh doanh của bạn.


  • Đơn vay mua nhà của ANZ.
  • Giấy tờ pháp lí cá nhân (CMND, Hộ khẩu, Giấy chứng nhận độc thân/Đăng kí kết hôn)
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập (cá nhân và/hoặc công ty)
  • Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản thế chấp
  • Giấy chứng minh mục đích vay.

Vay không cần thế chấp tài sản và những thủ tục vay vốn của một số ngân hàng


Thủ tục vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank: Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

  • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của ngân hàng)
  • Bản sao CMND/ Hộ chiếu và sổ hộ khẩu/KT3 tại nơi đăng ký vay
  • Sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng phát hành
  • Bản sao Hợp đồng lao động (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như: Quyết định biên chế, Quyết định điều động công tác, Quyết định chuyển ngạch công chức...)
  • Hóa đơn điện nước, điện thoại bàn tại địa chỉ ở hiện tại

Thủ tục vay vốn ngân hàng Á Châu ACB:

  • Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB.
  • Giấy đề nghị mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB)
  • Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp).
  • Bản sao HKTT/ KT3 tại nơi đăng ký vay.
  • Bản sao Hợp đồng lao động.
  • Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất (có đóng dấu xác nhận của ngân hàng phát hành); hoặc giấy xác nhận lương theo mẫu của ACB. Và phiếu lương/ Bản sao bảng lương 3 tháng gần nhất (có đóng dấu treo của công ty).
  • Bản sao Hóa đơn/ Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất.

Thủ tục vay vốn ngân hàng Viettinbank: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. 

  • CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú
  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Vietinbank;
  • Bản sao Hợp đồng lao động/quyết định biên chế.
  • Bản sao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo (nếu có).
  • Bảng lương hoặc sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất.
  • Các giấy tờ khác liên quan (nếu có)


Thủ tục vay vốn ngân hàng Seabank: Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần.

  • Giấy đề nghị vay tiêu dùng tín chấp (theo mẫu của SeABank).
  • Bản sao CMND. Bản sao HKTT/KT3 hoặc Giấy đăng ký tạm trú dài hạn.
  • Bản sao HĐLĐ/QĐ biên chế/QĐ tăng ngạch lương gần nhất.* Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất hoặc Giấy xác nhận lương theo mẫu của SeABank và Phiếu lương/ Bản sao lương 3 tháng gần nhất.
  • Bản sao chứng minh thu nhập khác (nếu có).
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của SeABank.


Thủ tục vay vốn ngân hàng Eximbank: Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

  • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của Eximbank)
  • Bản sao CMND/ Hộ chiếu và sổ hộ khẩu/KT3
  • Sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng phát hành/Sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của đơn vị công tác
  • Hợp đồng lao động (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như: Quyết định biên chế, Quyết định điều động công tác, Quyết định chuyển ngạch công chức...)
  • Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có)

Thủ tục vay vốn ngân hàng PGbank: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng.

  • Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi (theo mẫu PG Bank).
  • Cam kết trả nợ (theo mẫu PG Bank).
  • Bản sao CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng và/hoặc vợ/chồng khách hàng.
  • Bản sao Hộ khẩu/KT3 của khách hàng và vợ/chồng.
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu người đồng trách nhiệm không cùng Hộ khẩu với khách hàng)
  • Tài liệu chứng minh vị trí, nơi công tác: Hợp đồng lao động, Quyết định bổ nhiệm, Quyết định vào biên chế nhà nước hoặc văn bản khác của cơ quan chủ quản.
  • Tài liệu chứng minh mức lương, thu nhập hàng tháng. 


Thủ tục vay vốn ngân hàng Đông Á:  Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là một trong ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Trải qua chặng đường 19 năm hoạt động, DongA Bank đã lập được “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ.
  • Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của đơn vị chủ quản (mẫu DongA Bank).
  • Bản sao CMND/ hộ chiếu & Hộ khẩu/ KT3 của cá nhân vay vốn.
  • Xác nhận mức lương người vay từ Ban Lãnh Đạo doanh nghiệp.
  • Danh sách chi lương 3 tháng gần nhất.
  • Đơn vị có hồ sơ vay từ 5 cá nhân.
  • Hợp đồng liên kết giữa DongA Bank - Doanh nghiệp.

Thủ tục vay vốn ngân hàng Vietcombank: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

  • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của ngân hàng)
  • Bản sao CMND/ Hộ chiếu và sổ hộ khẩu/KT3 tại nơi đăng ký vay
  • Sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng phát hành/Sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của đơn vị công tác
  • Hợp đồng lao động (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như: Quyết định biên chế, Quyết định điều động công tác, Quyết định chuyển ngạch công chức...)
  • Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có)